Một số mốc quan trọng về cơ cấu thành viên:
• Năm 1945, 37 nước đã ký vào Công ước UNESCO và sau đó một năm chính phủ của 20 nước nói trên đã phê chuẩn Công ước, do đó 20 nước đó được coi là các nước sáng lập ra UNESCO, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên Hợp Quốc.
• Đến 1950 UNESCO đã có 59 quốc gia gia nhập thành viên chính thức.
• Năm 1954 Liên Xô gia nhập UNESCO với tư cách là thành viên thứ bảy mươi.
• Từ 1960 đến 1962, nhờ kết quả của quá trình phi thực dân hoá nên đã có thêm 24 quốc gia Châu Phi đã được kết nạp làm thành viên UNESCO.
• Năm 1984 UNESCO mất một thành viên quan trọng là Hoa Kỳ, sau đó một năm là Anh và Singapore rút khỏi UNESCO. Đây là 3 nước có đóng góp tài chính mang tính sống còn đối với hoạt động của UNESCO. Việc rút lui của các nước này gây cho UNESCO nhiều sóng gió về chính trị và tài chính.
• Đầu những năm 1990 sự thay đổi cơ cấu chính trị, địa lý của các nước Đông Âu và Liên Xô (cũ) đã độ ngột làm tăng số lượng thành viên và tính chất thành viên của khu vực Châu Âu. Vị trí trước đây của Cộng hoà Dân chủ Đức nay được sát nhập với vị trí thành viên của Cộng hoà Liên bang Đức. 12 quốc gia thành viên mới tham gia UNESCO, vốn từ Liên Xô cũ và một số nước Đông Âu.
• Từ khi UNESCO ra đời, trong suốt 60 năm qua đã có 10 nước thành viên rút ra khỏi UNESCO. Nhưng sau đó một thời gian một số nước đã quay trở lại UNESCO, ví dụ Nam Phi rút khỏi UNESCO năm 1956, quay lại năm 1994; Anh rút năm 1985, quay lại 1997; Hoa Kỳ rút năm 1984, quay lại 2003.
• Các thành viên UNESCO trong nhiều hoạt động, đặc biệt trong quá trình bầu cử và ứng cử vào các cơ quan lãnh đạo và cơ quan chuyên môn của UNESCO, được chia thành khu vực gắn liền với các châu lục gắn với quốc gia đó. Như vậy có 5 khu vực quốc gia thành viên là: Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, Khu vực Châu Âu, Khu vực các nước Ả-rập, Khu vực Châu Mỹ – La tinh và Khu vực Châu Phi (xếp theo vần chữ cái tiếng Việt).
• Thành viên trẻ nhất của UNESCO là Brunei, tham gia tháng 3-2005.
• Tính đến 2005 UNESCO có 191 quốc gia thành viên và 6 thành viên liên kết.
Danh sách thành viên UNESCO
Quan hệ của UNESCO với các Mạng lưới và các Đối tác
UNESCO hoạt động dựa trên sự hợp nhất giữa giữa những người hoạt động đa dạng trong một cộng đồng phù hợp với cộng đồng quốc tế. Các mạng lưới của UNESCO và các đối tác là hạt nhân của cộng đồng này. Tất cả ăn ý với nhau sẽ hiện thực hoá được các ý tưởng của UNESCO và các giá trị chân chính của thế giới này, ở mức độ địa phương, quốc gia và quốc tế. Ngoài ra UNESCO còn đóng vai trò liên kết trong hệ thống Liên Hợp Quốc và hoạt động gần gũi với hàng loạt các tổ chức quốc gia và khu vực.
• Hiện tại có 192 Uỷ ban Quốc gia UNESCO tại các nước thành viên có cơ cấu từ đại diện của các ngành giáo dục, khoa học, văn hoá và thông tin tại quốc gia sở tại.
• UNESCO có khoảng 100 uỷ ban cố vấn, các uỷ ban quốc tế và các hội đồng liên chính phủ được thành lập nhằm giải quyết các nhiệm vụ đặc biệt có liên quan đến nhiệm vụ và chức năng của tổ chức.
• Có gần 5.000 Câu lạc bộ UNESCO, Trung tâm UNESCO và các Hội UNESCO ở tại các quốc gia thành viên đang thúc đẩy các ý tưởng và ủng hộ các nỗ lực của UNESCO trong quần chúng nhân dân.
• Có khoảng 7.900 Trường Liên kết có chức năng giúp thanh thiếu niên phát huy thái độ khoan nhượng và hiểu biết quốc tế
• Có 229 tổ chức phi chính phủ (NGOs) duy trì quan hệ thường xuyên với UNESCO.
• Có một nhóm người có uy tín quốc tế với 42 nhân vật kiệt xuất được UNESCO phong tặng danh hiệu là Đại sứ Thiện chí – là những người vận dụng tài năng, địa vị và uy tín của mình để giúp đỡ UNESCO bằng cách hướng sự chú ý của thế giới vào sứ mệnh và các hoạt động của UNESCO.
• Có trên 300 công ty, tổ chức kinh doanh và đối tác mới cam kết thực hiện các mục tiêu liên quan đến phúc lợi xã hội và phát triển con người đang tiến hành hợp tác với UNESCO.
• Có 174 quốc gia thành viên duy trì Phái đoàn Thường trực bên cạnh UNESCO (đóng ở Paris).
Một số nét khác biệt của UNESCO
Do tính chất và phạm vi hoạt động đa dạng trên nhiều lĩnh vực chuyên môn nên UNESCO đã tạo được một mạng lưới hợp tác rộng rãi với hàng trăm đầu mối quốc gia và quốc tế, bao gồm các tổ chức liên chính phủ, các tổ chức phi chính phủ;
Là tổ chức liên chính phủ duy nhất hoạt động trên cơ sở hệ thống các Uỷ ban Quốc gia tại các nước thành viên;
Là tổ chức chuyên môn duy nhất trong hệ thống Liên Hợp Quốc có mạng lưới quốc gia và quốc tế gồm các tổ chức của quần chúng hoạt động theo tiêu chí của UNESCO mà được mang tên của UNESCO để hoạt động, đó là các Câu lạc bộ UNESCO, các Trung tâm UNESCO và các Hội UNESCO, tập hợp thành Hiệp hội UNESCO ở các quốc gia, Hiệp hội UNESCO khu vực ở các khu vực địa lý và Hiệp hội UNESCO thế giới.
" alt=""/>Các Quốc gia Thành viên và các Thành viên là Quốc gia liên kết của UNESCOVladimir Seleznyov, một người đã về hưu ở Belgorod cho biết thật khó để quen với mối nguy hiểm. Ông từng chứng kiến một vụ tấn công tên lửa từ bên kia biên giới vào khu phố Plekhanov hôm 15/2, khiến 7 người thiệt mạng.
“Tất nhiên, tình hình rất khó khăn nhưng chúng tôi sống gần biên giới. Sẽ là quá đáng nếu nói rằng chúng tôi đã quen với điều đó. Ai cũng tin chúng tôi sẽ thắng và chiếm ưu thế, nhưng người dân vẫn lo lắng”, ông Seleznyov chia sẻ với phóng viên Reuters trong lần hiếm hoi truyền thông quốc tế được đến Belgorod kể từ khi xung đột Nga – Ukraine bùng phát cuối tháng 2/2022.
Tại thị trấn pháo đài cổ, nay là thành phố hiện đại với 300.000 dân một lần nữa trở thành tiền tuyến của Nga, hàng chục cư dân đã thiệt mạng vì các vụ tập kích bằng máy bay không người lái (UAV) và tên lửa từ phía Ukraine trong hơn 2 năm qua. Cho đến nay, Kiev vẫn phủ nhận nhắm mục tiêu vào dân thường Nga.
Trong vụ thương vong tồi tệ nhất được ghi nhận đối với dân thường Nga, 25 người đã thiệt mạng và hơn 100 người bị thương vì loạt tấn công bằng tên lửa vào Belgorod ngày 30/12/2023.
Vào dịp diễn ra bầu cử tổng thống Nga từ ngày 15 – 17/3 năm nay, lãnh đạo Điện Kemlin đương nhiệm Vladimir Putin vẫn được yêu thích ở Belgorod cũng như trên khắp nước Nga. Điều này nhấn mạnh cuộc xung đột ở nước láng giềng đã khơi dậy sự ủng hộ dành cho ông Putin như thế nào. Tổng thống Nga gọi đây là "chiến dịch quân sự đặc biệt" và coi đó là một phần của cuộc đối đầu dai dẳng giữa Moscow với phương Tây.
Dấu ấn xung đột
Đối với các cư dân Belgorod, tình trạng gián đoạn hoạt động sống hàng ngày thường xuyên xảy ra và các dấu hiệu xung đột rất rõ thấy. Binh lính đi bộ trên đường phố và những khối xi măng được đặt tại các điểm dừng xe buýt để bảo vệ người dân khỏi các vụ nổ tiềm ẩn.
Các trường tiểu học đã chuyển sang chỉ dạy học trực tuyến, trong khi các trường trung học đang thực hiện mô hình kết hợp giữa học từ xa và trực tiếp tại lớp, tương tự như cách nhiều cơ sở giáo dục ở Ukraine đang hoạt động.
Hệ thống xe buýt sẽ ngừng chạy khi cảnh báo về mối đe dọa tên lửa vang lên, buộc mọi người phải xuống xe và đi bộ. Việc mua sắm có thể phức tạp và các cuộc hẹn thường bị hủy bỏ. Hàng nghìn người đã phải sơ tán khỏi khu vực xung quanh để tránh nguy hiểm.
Các nhóm tình nguyện viên dân sự ở Belgorod đang hỗ trợ binh lính Nga. Đây là hiện tượng phổ biến trên khắp xứ sở bạch dương và Ukraine.
Tại thị trấn Shebekino, nơi gần biên giới Ukraine hơn, các hố đạn pháo xuất hiện rải rác trên những con đường, trong khi các tòa nhà cũng lỗ chỗ vết đạn và bị hư hại.
Tháng 6 năm ngoái, Vyacheslav Gladkov, Thống đốc vùng Belgorod đã hộ tống khoảng 600 trẻ em từ các khu vực Shebekino và Graivoron di tản đến các thành phố Yaroslavl và Kaluga, cách xa biên giới Ukraine.
Valentina, một phụ nữ đã nghỉ hưu tiết lộ, bà cũng đã tạm thời rời Shebekino vào mùa hè năm ngoái theo lời thuyết phục của con gái, nhưng gần đây đã quay trở lại. Bà bày tỏ hy vọng giao tranh sẽ sớm kết thúc và những người từng rời khỏi thị trấn chỉ cách biên giới với Ukraine khoảng 7km này sẽ hồi hương.
Theo bà Lê Thị Thiết, Chủ tịch Hiệp hội Văn hóa Ẩm thực Nam Định, Festival Phở 2024 sẽ chính thức diễn ra trong 3 ngày, từ 15-17/3, tại thành phố Nam Định (tỉnh Nam Định).
Chuỗi hoạt động tại festival hướng tới mục tiêu nâng tầm ẩm thực Việt, đưa Phở trở thành một thương hiệu quốc gia, gắn liền với phát triển du lịch trong và ngoài nước. Đặc biệt, thông qua festival, BTC kỳ vọng sẽ tiến tới việc lập hồ sơ trình UNESCO để đưa Phở Việt trở thành di sản văn hóa thế giới.
Ông Đỗ Quang Trung, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Nam Định cho biết, năm 2023, Sở đã cùng với đơn vị liên quan, phối hợp với một số tỉnh thành xây dựng hồ sơ để Bộ VHTTDL công nhận nghề phở là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, tiến tới đưa nghề phở của Việt Nam trở thành Di sản văn hóa thế giới.
Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Nam Định cho biết thêm, ngoài việc trực tiếp giới thiệu hương vị phở Việt Nam, Festival Phởcòn tổ chức nhiều hoạt động như: Sưu tầm hình ảnh “Tôn vinh Phở Việt”, roadshow Festival Phở 2024; Con đường phở Việt; hoạt động xác lập kỷ lục nồi phở khổng lồ; tọa đàm về sự phát triển của nghề phở từ quá khứ tới tương lai; không gian trưng bày văn hóa phở… từ đó đưa phở Việt vươn tầm thế giới, tôn vinh nghề làm phở, hướng tới di sản văn hoá phi vật thể của thế giới.
Tại họp báo, hoạ sĩ Lê Thiết Cương góp ý với BTC nên cân nhắc hoạt động xác lập kỷ lục nồi phở khổng lồ. Ông cho biết "rất dị ứng với những kỷ lục to".
"Bản chất hay nhất của người Việt, từ con tò he, con chó đá, đình chùa đều thích nhỏ. Tư duy của người Việt từ Đông Sơn tới Lý, Trần, Lê, Mạc... đều thích cái gì đó nhỏ xinh. Không phải cái gì to lớn cũng đều hay. Mình phải tự tin vào chất lượng của bát phở, vẻ đẹp của nó, quốc hồn quốc tuý đó để làm 'cái to trong ngoặc kép' chứ không phải cái to nghĩa đen", hoạ sĩ Lê Thiết Cương bày tỏ.